GIẢI PHÁP LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI

Giải pháp lắp đặt điện năng lượng mặt trời: Giải pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời của Solar TLP giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp,… đã lắp điện mặt trời có thể tiết kiệm điện năng, phát triển kinh tế và nguồn năng lượng xanh.

Nhu cầu sử dụng điện hiện nay đang ngày càng tăng cao. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng nên việc có thể sử dụng năng lượng điện mà vừa tiết kiệm cho gia đình là 1 vấn đề nan giải. Nhưng công ty Solar TLP chúng tôi đã có giải pháp cho bạn đó chính là lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?

Điện năng lượng mặt trời là quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. Các tế bào quang năng trong tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành dòng điện DC (hay dòng điện một chiều).

Dòng DC này sẽ được đưa tới bộ chuyển đổi điện( Inverter điện mặt trời) chuyển dòng điện DC thành dòng AC (dòng điện xoay chiều dùng cho các thiết bị dân dụng).

Các thành phần hệ thống điện mặt trời:

  • Tấm Pin năng lượng mặt trời
  • Inverter (Bộ chuyển đổi điện DC – AC).
  • Hệ thống giám năng lượng mặt trời thông minh.

Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời

⇒ Tấm pin mặt trời

  •  Chi phí của tấm pin mặt trời thường chiếm khoàng 50 -60% chi phí đầu tư của toàn hệ thống.
  •  Tấm pin được chia ra làm rất nhiều loại, giá cả của chúng phụ thuộc vào công nghệ sản xuất cell pin, hiệu suất, công suất và thời gian bảo hành. Hiện nay có 2 loại tấm pin được được sử dụng phổ biến nhất là tấm pin Mono (Silic đơn tinh thể) và tấm pin Poly (Silic đa tinh thể).
  •  Để chọn được tấm pin phù hợp, trước tiên chúng ta phải chon loại inverter phù hợp với nhu cầu sử dụng, dựa vào công suất thực tế của phụ tải chúng ta sẽ tính được công suất và số lượng tấm pin phù hợp.
  • Intech Energy là đơn vị phân phối, cung cấp các tấm pin NLMT nằm trong top những thương hiệu tốt nhất hiện nay như Canadian Solar , AE Solar, Longi, Jinko… bảo hành vật lý lên tới 12 năm, bảo hành hiệu suất luôn đạt trên 80% trong vòng 25 năm, sẽ thay thế mới tất cả sản phẩm nếu không đạt các chỉ số này.

⇒ Bộ biến tần chuyển đổi DC/AC (Inverter)

  • Thiết bị này sẽ chiếm khoảng 15-25% tổng chi phí của hệ thống.
  • Bộ chuyển đổi Inverter được coi là trái tim của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nó có chức năng chuyển đổi điện một chiều từ tấm pin điện xoay chiều  hoặc nạp vào pin lưu trữ.
  • Để chọn được công suất chủng loại Inverter, chúng ta phải dựa vào nhu cầu và chức năng của nó. Công suất của inverter nên chọn lớn hơn hoặc bằng công suất tức thời lớn nhất của phụ tải điện để tránh trường hợp inverter làm việc quá công suất dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị.
  • Intech Energy luôn cung cấp đến các dự án, người tiêu dùng những thương hiệu Inverter tốt nhất trên thị trường hiện nay như SMA, Sungrow, Huawei, Growatt…với rất nhiều dải công suất để phù hợp với yêu cầu và lựa chọn của khách hàng. Các sản phầm của chúng tôi được bảo hàng 5 năm có thể gia hạn phù hợp thiết bị và tiêu chuẩn hệ thống điện Việt Nam.

⇒ Khung giá đỡ tấm pin và Inverter

  • Thành phần này chiếm khoảng 10-15% , tuỳ thuộc vào cấu trúc lắp đặt, vị trí lắp đặt của hệ thống.
  • Nó có vai trò làm giá đỡ cho các tấm pin nằm cố định trên trên mái nhà hoặc dưới mặt đất  và tạo thành góc nghiêng phù hợp để các tấm pin đạt hiệu suất cao nhất và dễ dàng trong việc vệ sinh, bảo dưỡng tấm pin.
  • Hệ thống khung giá đỡ tấm pin chúng tôi sử dụng là nhôm, hợp kim nhôm và kim loại mạ kẽm chống bị han gỉ , chắc chắn và có độ bền cao đáp ứng được kết cấu trên 20 năm.

⇒ Vật tư, phụ kiện khác

  • Các phụ kiện còn lại của hệ thống bao gồm: Tủ điện, thiết bị đóng cắt MCB, chống sét lan truyền; dây cáp điện DC, AC; hệ thống giám sát năng lượng từ xa; hệ thống pin/acquy lưu trữ( nếu có)

Phân loại hệ thống lắp điện năng lượng mặt trời

Hệ thống điện mặt trời (ĐMT) được chia làm 3 loại như sau: ĐMT hoà lưới không có lưu trữ (On-Grid), ĐMT hoà lưới có lưu trữ (Hybrid) ĐMT độc lập không nối lưới (Off-Grid).

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ (On-grid)

  • Đây là hệ thống sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nguồn điện mặt trời tạo ra từ hệ thống On-grid được ưu tiên dùng cho các thiết bị điện.
  • Khi nhu cầu sử dụng điện lớn hơn lượng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời tạo ra, hệ thống sẽ lấy điện lưới quốc gia để sử dụng.
  • Trong trường hợp hệ thống sản xuất điện dư thừa so với mức tiêu thụ thì lượng điện dư thừa sẽ đẩy lại mạng lưới điện quốc gia. Số điện dư khi này sẽ được ghi lại thông qua đồng hồ 2 chiều và EVN sẽ thanh toán cho số điện này. «Một số dự án của SOLAR TLP»

 

 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
  • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ (Hybrid): Hệ thống này chính là sự kết hợp giữa 2 hệ On-grid và Off-grid, do đó nó vừa có thể hòa lưới điện quốc gia, vừa có ắc quy để lưu trữ điện phục vụ cho các nhu cầu cần thiết. Nhiều hộ gia đình hay doanh nghiệp chọn lắp đặt giải pháp hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ để phòng tránh rủi ro sập các hệ thống quan trọng khi mất điện.Tuy nhiên, giải pháp lắp đặt này có chi phí cao hơn hệ thống không dự trữ vì có thêm thiết bị ắc quy hay pin lithium lưu trữ điện. Quan trọng nhất, trước khi quyết định lắp đặt, bạn cần chọn được đơn vị cung cấp các thiết bị hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, uy tín trên thị trường. «Thi công hệ thống điện mặt trời hòa lưới 20kwp tại Đà Nẵng-Solar TLP»
    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ- Solar TLP
  •  Hệ thống điện mặt trời độc lập không nối lưới (Off-grid): Đặc điểm của hệ thống này là hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn điện lưới. Với hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống sẽ sản xuất ra điện sau đó dẫn điện đến các bình ắc quy để lưu trữ điện.
    Hệ thống điện mặt trời độc lập

Các dạng lắp điện mặt trời cơ bản:

  • Dạng 1: Lắp đặt điện NLMT trên mái nhà xường, nhà ở.

Kiểu thiết kế này phổ biến và chiếm đa số hiện nay, có thể ước tính đến 90%, nhất là điện mặt trời áp mái đặc biệt khu vực thành phố vì nó vừa tiết kiệm được diện tích lại vừa tiết kiệm được chi phí. Bạn có thể tận dụng không gian không dùng đến của mái nhà ở, nhà kho, nhà xưởng, công ty… để lắp đặt một hệ thống ngay trên đó với nhiều lợi ích: cung cấp điện cho sinh hoạt, bán lượng điện dư, tạo không gian mát mẻ cho toàn ngôi nhà.

  • Dạng 2:Lắp đặt điện mặt trời mặt đất.

Dành cho các chủ đầu tư có diện tích đất lớn, loại thiết kế này sẽ tốn chi phí nhiều để làm giàn khung. Làm hệ thống khung trên mặt đất linh hoạt hơn vì có thể xây dựng chúng ở bất cứ đâu trong không gian của bạn và định hướng được các tấm pin sao cho chúng có thể trực tiếp thu năng lượng để chúng mang lại mức sản lượng cao nhất. Thích hợp cho các trang trại năng lượng mặt trời.

  • Dạng 3: Lắp đặt điện mặt trời nổi.

Hệ thống năng lượng ĐMT nổi là tập hợp các tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước. Hệ thống ĐMT nổi được đặt trên một cấu trúc có thể giữ những tấm pin mặt trời nổi lên mặt nước. Thông thường hệ thống này thường được lắp đặt tại các vùng nước yên tĩnh hơn như hồ, ao và các đập nước nhân tạo… Chúng có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng còn lại như: tận dụng diện tích mặt nước, không có bóng dâm, tấm pin được làm mát tốt tạo ra hiệu suất cao cho hệ thống. Thực tế hiện nay Việt Nam có rất nhiều nhà máy ĐMT nổi công suất lớn tại các mặt hồ thủy điện trên toàn quốc.

Lợi Ích Điện Mặt Trời Mang Lại Là Gì?

  1. Giảm hóa đơn tiền điện của gia đình bạn

Việc tạo ra điện của chính bạn có nghĩa là bạn sẽ sử dụng ít hơn từ nhà cung cấp dịch vụ tiện ích. Điều này sẽ ngay lập tức chuyển thành tiền tiết kiệm trong hóa đơn năng lượng của bạn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán điện không sử dụng hết mà bạn đã tạo ra trở lại lưới điện. Năng lượng bạn sản xuất nhiều, bạn sẽ cần ít hơn từ nhà cung cấp mà sẽ luôn sẵn sàng về năng lượng của bạn. Không lo việc cúp điện thường xuyên vào những giờ cao điểm.

  1. Giảm chi phí điện sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt liên tục gia tăng. Đây là kết quả của chi phí mua bán, nhiên liệu và chi phí tiện ích gia tăng, lạm phát. Giá điện tăng lên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời bạn sẽ giảm sự phụ thuộc của bạn từ các nguồn năng lượng thông thường và sẽ không phải đối mặt với các hóa đơn năng lượng ngày càng tăng.

  1. Chi phí bảo trì hệ thống thấp

Các hệ thống năng lượng mặt trời nói chung không cần nhiều bảo trì. Bạn chỉ cần giữ cho chúng tương đối sạch sẽ, vì vậy làm sạch chúng một vài lần trong năm sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hầu hết các nhà sản xuất hệ thống điện mặt trời đáng tin cậy đều bảo hành 20-25 năm. Ngoài ra, vì không có bộ phận chuyển động, không có sự hao mòn. Biến tần thường là bộ phận duy nhất cần thay đổi sau 5-10 năm vì nó liên tục làm việc để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng ( năng lượng mặt trời PV ) và nhiệt (nhiệt mặt trời). Vì vậy, sau khi bao gồm chi phí ban đầu cho hệ thống, bạn có thể yên tâm là sẽ tốn rất ít chi phí cho công việc bảo trì và sửa chữa.

  1. Nguồn năng lượng tái tạo

Trong số tất cả những lợi ích của hệ thống điện mặt trời, điều quan trọng nhất là năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo thực sự. Nó có thể được khai thác ở tất cả các khu vực trên thế giới và có sẵn mỗi ngày. Chúng ta không thể cạn kiệt năng lượng mặt trời, không giống như một số nguồn năng lượng khác. Năng lượng mặt trời sẽ có thể tiếp cận miễn là chúng ta có mặt trời, do đó ánh sáng mặt trời sẽ có sẵn cho chúng ta trong ít nhất 5 tỷ năm.

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & XÂY DỰNG ĐIỆN TOÀN LỘC PHÁT

Hotline: 0972-737-336 & 09-1900-5628

Gmail: toanlocphat216@gmail.com

Website: Solartlp.com

Fanpage: Điện mặt trời Toàn Lộc Phát          SOLAR TLP

Văn phòng: 71 Lê Đình Diên, Hoà Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng